FB88 – Không phải HLV Hàn Quốc nào cũng là Park Hang-seo

win

Trong khi Park Hang-seo liên tiếp gặt hái thành công, nhiều cộng sự của ông tại Việt Nam và Đông Nam Á không có được thành tích tương tự.

Thành công to lớn của HLV Park Hang-seo chỉ trong một năm rưỡi đã kéo theo làn sóng HLV Hàn Quốc tới làm việc tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, không phải HLV Hàn Quốc nào cũng là Park Hang-seo. Thất bại của hàng loạt đồng hương ông Park là bằng chứng cho thấy quốc tịch Hàn Quốc không hề là sự đảm bảo cho chiến thắng của các đội bóng.

FB88 – Không phải HLV Hàn Quốc nào cũng là Park Hang-seo

Mới đây nhất, CLB Viettel đã chia tay HLV Lee Heung-sil. Dưới sự dẫn dắt của ông Lee, tân binh V.League chỉ xếp thứ 9 sau 13 trận. Hàng phòng ngự, đặc sản của Viettel với cặp trung vệ tuyển Việt Nam, thủng lưới tới 18 bàn. Quan trọng hơn, ông Lee không cho thấy bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào trong lối chơi của CLB.

Tương lai của thầy Park và nỗi lo mang tên V-League
Tương lai của thầy Park và nỗi lo mang tên V-League

Một HLV Hàn Quốc khác là Lee Tae-hoon cũng đang gặp nhiều khó khăn tại HAGL. Sau chuỗi trận ấn tượng đầu mùa, HAGL đang trải qua chuỗi 4 trận không thắng liên tiếp cuối lượt đi. Họ đã trở lại vị trí thứ 10 và mới thua 0-3 trước SLNA trên sân Vinh.

Ngay cả HLV Hàn Quốc thành công nhất V.League hiện nay là Chung Hae-seong cũng từng thảm bại trong mùa giải đầu tiên ở phố núi. Ngày tới Việt Nam, ông Chung đặt mục tiêu giúp HAGL giành một vị trí khả quan ở V.League 2018 và vô địch V.League 2019. Nhưng khi mùa giải 2018 trôi qua, HAGL xếp thứ 10 còn ông Chung phải chia tay đội bóng.

Bóng đá khu vực cũng không thể tìm được HLV Hàn Quốc tốt nhất

Tại Thái Lan, một HLV Hàn Quốc khác vừa thất bại ở Muangthong là Yoon Jong-hwan. Tiếp quản CLB Thai League được đúng 8 trận, ông Yoon giành 2 chiến thắng và nhanh chóng bị sa thải.

HLV Park đã tạo ra quá nhiều dấu ấn
HLV Park đã tạo ra quá nhiều dấu ấn

So với Nhật Bản, nền bóng đá phát triển trước và đã chủ động tiến ra thế giới sớm hơn, các HLV Hàn Quốc không có được sự năng động tương tự. Nhiều HLV Nhật Bản từng dẫn dắt các đội tuyển Đông Nam Á. Đó là Toshiya Miura (Việt Nam), Keisuke Honda, Kazunori Ohara (Campuchia), Sugao Kambe (Philippines), Kokichi Kimura (Lào)…

HLV Lee Heung-sil không được Viettel thuê tiếp
HLV Lee Heung-sil không được Viettel thuê tiếp

Nói về hiện tượng này, cựu HLV trưởng tuyển Hàn Quốc, một trợ lý khác của Guus Hiddink tại World Cup 2002, Pim Verbeek giải thích: “Các HLV Hàn Quốc ít người ra nước ngoài làm việc. Thời của tôi, chỉ có một số người sang dẫn dắt các đội bóng Trung Quốc. Đương nhiên, cuối cùng Hàn Quốc đã có ông Park tới Việt Nam. Tôi nghĩ những HLV Hàn Quốc dám ra nước ngoài mới là những người có tư duy quốc tế”.

Điểm chung của HLV Hàn Quốc là không thể làm việc vội vàng, thường mất khá nhiều thời gian để áp đặt triết lý, khó đạt thành công trong ngắn hạn. Ông Lee Tae-hoon ngày còn dẫn dắt Campuchia chỉ thực sự thành công khi được trao quyền tác động, định hướng bóng đá trẻ nước này suốt 6 năm. HLV Chung Hae-seong thăng hoa ở TP.HCM trong mùa giải thứ hai tại Việt Nam. Trường hợp đạt được thành công ngay lập tức như HLV Park Hang-seo vô cùng hiếm gặp.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.